SEO Audit là một trong những bước quan trọng trong quá trình tối ưu hóa SEO của một website. Đây là một quá trình phát hiện và sửa chữa những vấn đề có ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm tự nhiên của trang web trên các trang kết quả tìm kiếm. Vậy SEO Audit là gì? Tại sao nó quan trọng và cách thực hiện SEO Audit một website như thế nào cho hiệu quả. Hãy cùng Miliseo tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
SEO Audit là gì?
SEO Audit là quá trình kiểm tra và đánh giá toàn diện về tình trạng của một website bằng các tiêu chí liên quan như: content, onpage, offpage,… để xem nó đã được tối ưu như thế nào, đến đâu. SEO Audit còn có nghĩa khác là “kiểm tra việc tối ưu hóa website với công cụ tìm kiếm”.
SEO Audit giống như việc Kiểm tra xem “sức khỏe” và “khám bệnh” cho một website xem có tốt không. Mục đích là đưa ra các đề xuất cụ thể để tối ưu hóa trang web, giúp nâng cao vị trí của trang trên các trang kết quả tìm kiếm và tăng khả năng thu hút lưu lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm.
Tầm quan trọng không thể bỏ qua của SEO Audit
SEO Audit giúp bạn giúp SEOer có thể tìm thấy các vấn đề liên quan đến website của mình và từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện hiệu quả SEO và trải nghiệm người dùng. Và đặc biệt là mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho website như:
- Tăng khả năng xuất hiện của website trên các công cụ khi có khách hàng tìm kiếm
- Tăng lượng khách hàng có tiềm năng truy cập vào website
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi từ người dùng qua trang web
- Làm tăng uy tín và thương hiệu cho website của bạn
- Mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho người dùng khi truy cập
Nên thực hiện SEO Audit vào thời điểm nào?
Có nhiều thời điểm có thể thực hiện SEO Audit nhưng dưới đây là 3 thời điểm bạn nên thực hiện để đạt được hiệu quả cao nhất:
SEO Audit khi bắt đầu một dự án mới hoàn toàn
Trước khi bắt đầu với một dự án mới, chúng ta nên tiến hành SEO Audit trước khi làm những việc khác. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá được tình trạng hiện tại của dự án khi tiếp nhận, sau đó mới xây dựng được một chiến lược cụ thể để tiếp tục tối ưu bước tiếp theo, kiểm soát tiến độ công việc cũng như đánh giá được hiệu quả của dự án sau khi thực hiện SEO Audit.
SEO Audit vào giai đoạn đầu của mỗi quý
SEO Audit cần được thực hiện định kỳ và liên tục để kịp thời phát hiện các vấn đề đang gây ảnh hưởng xấu đến thứ hạng của website. Và thời gian thích hợp nhất để tiến hành Audit là mỗi quý một lần và vào giai đoạn đầu của các quý. Khi audit trong một khoảng thời gian vừa đủ như vậy, bạn sẽ nắm rõ hiệu suất SEO của quý trước, đồng thời dễ dàng so sánh sự khác biệt giữa các quý để có sự điều chỉnh hợp lý hơn cho website của mình.
SEO Audit khi website xuất hiện những dấu hiệu bất thường
Nếu website của bạn có những sự thay đổi lớn về URL, Template, nền tảng,… hoặc bị ảnh hưởng bởi các bản update của Google thì việc thực hiện SEO Audit là cần thiết nhằm đảm bảo những thay đổi lớn đó không làm ảnh hưởng tới thứ hạng của webiste trên các công cụ tìm kiếm.
4 phần quan trọng trên website cần SEO Audit?
Audit website bạn không thể bỏ qua 4 phần quan trọng sau đây:
Technical SEO Audit
Technical SEO Audit hay còn gọi có tên gọi khác là phân tích kỹ thuật SEO. Nó bao gôm 2 khía cạnh sau:
Khả năng tiếp cận
Khả năng tiếp cận nghĩa là khả năng mà cả Google và người dùng có thể tiếp cận với website của bạn. Để giúp Google có thể tiếp cận được với website của bạn thì bạn cần:
- Kiểm tra các thẻ meta robot và tệp robots.txt
- Kiểm tra cả thẻ meta và tệp robots.txt thủ công để đảm bảo tất cả chúng đều không xảy bất kỳ bất thường nào.
- Hãy đảm bảo sơ đồ XML được định dạng đúng và gửi đến tài khoản của quản trị viên website.
- Cuối cùng, là cấu trúc website tổng thể. Bạn cần phải đảm bảo rằng người dùng chỉ cần vài cú click chuột là người dùng có thể chuyển từ trang chủ đến các trang con. Số lần nhấp chuột càng ít thì trình thu thập thông tin càng dễ truy cập vào trang đích.
Còn để người dùng có thể tiếp cận được với website của bạn thì bạn cần:
- Cố gắng cải thiện tốc độ load website.
- Điều chỉnh website sao cho thân thiện với thiết bị di động
- Sau khi đã hoàn thành, hãy để website của mình được index
Audit Onpage SEO
Tiếp đến, bạn cần phải xem xét đến onpage SEO. Có 2 cách để phân tích onpage gồm:
Các vấn đề nội dung chung
Bài đăng trên webiste ngoài viêc chứa thông tin hữu ích cho người dùng cần đảm bảo các nội dung trên các trang phải có liên quan đến ý tưởng chính của website.
Các vấn đề của từng trang một
Với vấn đề này bạn hãy đảm bảo, mọi bài viết đều có cấu trúc chặt chẽ và hướng đến đối tượng mục tiêu.
Đầu tiên hãy bắt đầu với URL: URL cần ngắn gọn, dễ hiểu, mô tả đúng nội dung, đặc biệt là phải chứa keyword và chứa dấu gạch nối giữa các từ với nhau.
Tiếp theo là về phần nội dung: Hãy đảm bảo xuất bản những bài viết cung cấp các giá trị hữu ích cho khách truy cập. Có độ dài phù hợp, có chứa các từ khóa phụ, có tính độc đáo, đúng cấu trúc ngữ pháp, dễ đọc và dễ hiểu.
Đồng thời, hình ảnh ở trong các bài viết cũng cần được tối ưu hóa để giúp bài viết có cơ hội được xếp hạng cao trong các kết quả tìm kiếm hình ảnh của Google.
Thẻ meta cũng rất quan trọng ở trong SEO: Vì vậy bạn cần sáng tạo những nội dung thẻ meta độc đáo, hấp dẫn và cung cấp những thông tin quan trọng để thu hút người đọc truy cập vào website của mình, để từ đó làm tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Thêm vào các liên kết liên quan: Các liên kết đến các bài viết khác trong webiste, có liên quan đến nội dung bài viết là cách để chứng minh website của bạn có nội dung chất lượng, đáng tin cậy.
Audit Offpage SEO
Độ tin cậy: Độ tin cậy là website đó được công cụ tìm kiếm của Google tin tưởng. Nếu như không sử dụng cách tối ưu SEO tiêu cực (SEO mũ đen) thì độ tin cậy càng cao.
Độ thân thiện: Đây là một yếu tố quan trọng mà SEOer cần quan tâm. Hãy đảm bảo rằng nội dung trong các bài viết thân thiện với cả người đọc và các websiite khác. Điều này sẽ giúp tăng lượt share và liên kết dẫn về website. Đồng thời, đây cũng là cách hữu hiệu nhất giúp bạn nâng cao lưu lượng, thời lượng truy cập và giảm tỷ lệ thoát khỏi trang web của người dùng.
Competitive Analysis và phân tích từ khóa
Phần cuối cùng cần thực hiện SEO Audit là phân tích đối thủ (Competitive Analysis) và phân tích từ khóa. Trong SEO thì hai nhiệm vụ này có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Bởi khi bạn phân tích từ khóa cũng chính là bạn đang phân tích đối thủ cạnh tranh của mình.
Về cơ bản, khi đi sâu về phân tích từ khóa bạn cần xem xét 2 yếu tố: Độ khó và lưu lượng truy cập. Độ khó của từ khóa sẽ quyết định biết mức độ khó hay dễ lên top của bài viết trên các công cụ tìm kiếm. Trong khi đó, lưu lượng truy cập sẽ thể hiện là có bao nhiêu người đã và đang tìm kiếm cụm từ có chứa từ khóa trong vòng một tháng.
Ngoài 2 yếu tố trên, bạn cần xem xét thêm cả yếu tố tiềm năng để lựa chọn được những từ khóa “xương sống” phù hợp cho website của mình và xuất bản những nội dung liên quan đến các từ khóa đó. Thông qua đó, website của bạn sẽ nhanh chóng đạt được hiệu suất như mong đợi.
Để nghiên cứu, phân tích và tối ưu từ khóa bạn có thể sử dụng công cụ miễn phí do Google cung cấp như: Google Keyword Planner. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn công cụ có trả phí như: Ahrefs, Spineditor,…
Hướng dẫn chi tiết quy trình thực hiện SEO Audit cho website
Rank webiste của bạn
Đầu tiên, bạn cần xác định được vị trí hiện tại của website bạn so với đối thủ cạnh tranh trên kết quả tìm kiếm (SERPs). Bạn có thể kiểm tra thứ hạng website bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm như: SEMrush, Ahrefs hoặc Search Console,…
Nhận diện đối thủ cạnh tranh
Bước tiếp theo bạn cần làm là sử dụng các công cụ như: SEMrush, Ahrefs để xác định đánh giá và so sánh thứ hạng của website mình với đối thủ cạnh tranh top trong ngành. Phân tích kỹ từng trang đối thủ để hiểu điểm mạnh, điểm yếu của họ. Điều này giúp bạn hiểu rõ vị trí hiện tại của mình, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp cho website của mình.
Kiểm tra trùng lặp domain
Google chỉ nên chỉ mục 1 phiên bản duy nhất của một website. Do đó, bạn cần kiểm tra xem có bất kỳ URL nào bị trùng lặp mà đang tồn tại trong kết quả tìm kiếm hay không. Bạn kiểm tra bằng cách sử dụng cú pháp “site: tên miền” trên Google.
Nếu kiểm tra thấy nhiều phiên bản URL khác nhau, hãy sử dụng redirect 301 để đưa về cùng 1 trang chính. Điều này, tránh nhầm lẫn cho Google và người dùng khi truy cập website.
Check index URL
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra trùng lặp domain, bước tiếp theo bạn cần làm là kiểm tra xem có bao nhiêu URL của website index bằng cách sử dụng cứ pháp “site:”
Sau đó, so sánh số URL thực tế có giống với dự kiến ban đầu hay không. Nếu thấp hơn dự kiến thì có thể website của bạn đang gặp vấn đề về index. Ngược lại, nếu quá cao thì có thể do duplicate content.
Tốc độ tải trang
Người dùng sẽ out ra khỏi trang web nếu như thấy tốc độ tải trang chậm, đồng thời đây cũng là yêu tố để Google đánh giá website. Do đó, bạn cần kiểm tra và phân tích tốc độ load trang của website bằng cách:
Sử dụng Google PageSpeed Insights để đo lường tốc độ.
Sau đó phân tích các vấn đề làm chậm tốc độ của website như: hình ảnh nặng, JS không cần thiết…
Và cuối cùng là áp dụng các giải pháp tối ưu được đề xuất để cải thiện tốc độ website.
Bảo đảm website có HTTPS
HTTPS là yếu tố bắt buộc mà mọi website cần phải có, bởi nó:
- Bảo mật thông tin người dùng
- Tăng niềm tin cho khách hàng
- Đặc biệt, trong SEO, Google sẽ ưu tiên các website có HTTPS
Do đó, bạn cần kiểm tra và chắc chắn rằng website của bạn đã HTTPS.
Mobile-friendliness (Độ thân thiện với thiết bị di động)
Xu hướng tìm kiếm thông tin bằng thiết bị di động ngày càng tăng, vì vậy việc tối ưu trải nghiệm người dùng trên mobile là vô cùng cần thiết. Để kiểm tra độ thân thiện của website với các thiết bị di động bạn có thể sử dụng: Google Mobile-Friendly Test, sau đó nhập URL cần kiểm tra và chạy công cụ
Sau đó công cụ sẽ hiển thị kết quả đánh giá và các lỗi cần khắc phục. Từ đó bạn có thể đưa ra các giải pháp để cải thiện trải nghiệm của người dùng trên các thiết bị di động
Các vấn đề về index
Tiếp theo, bạn cần phân tích và xử lý triệt để các vấn đề liên quan tới index, bao gồm:
- Lỗi coverage
- Các trang bị loại trừ khỏi index
- Lỗi 404
- Các trang bị chặn bởi robots.txt
Nguyên nhân gây ra vấn đề này do nhiều lý do, ví dụ site architecture phức tạp, lỗi kỹ thuật…Vì vậy, bạn cần phân tích và tìm ra đưuọc giải pháp khắc phục cho từng trường hợp cụ thể.
Trải nghiệm người dùng
trải nghiệm người dùng (page experience) chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới thứ hạng của website. Vì vaajyk bạn cần nắm rõ và chủ động cải thiện các chỉ số Core Web Vitals được Google đã đưa ra, cụ thể bao gồm:
- Largest Contentful Paint (LCP)
- First Input Delay (FID)
- Cumulative Layout Shift (CLS)
- Các chỉ số này có thể đo lường và phân tích chi tiết thông qua Google Search Console.
Internal link bị hỏng
Các Internal link bị hỏng sẽ thường hiển thị lỗi 404, nghĩa là trang đó không còn tồn tại. Sự xuất hiện của Internal link bị hỏng không chỉ gây ra sự khó chịu cho người dùng mà còn khiến cho Google không nhận định được nội dung trên trang mà người dùng muốn truy vấn… Vì vậy bạn cần xử lý tốt vấn đề này để không làm ảnh hưởng đến SEO bằng cách dùng 301 hoặc khai báo xóa URL đó ra khỏi danh sách trong webmaster tool hay Google Search Console.
Dọn dẹp sitemap cho website
XML sitemap có chức năng thông báo cho Google biết những trang có trên website cần được index. Vì vậy nếu trong sitemap nếu thấy xuất hiện các vấn đề liên quan đến URL không hợp lệ hãy đưa ra những giải pháp nhanh nhất là loại bỏ chúng khỏi sitemap..
Kiểm tra các trang redirect
Lỗi về redirect chain, redirect loop
Thông thường, các lỗi redirect chain và redirect loop sẽ xuất hiện trong tab Errors.
Redirect tạm thời (Temporary redirect)
Trong đa số các trường hợp, bạn nên sử dụng redirect 301 thay vì sử dụng redirect 302.
Xóa nội dung trùng lặp
Nội dung trùng lặp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình SEO và có thể khiến trang web của bạn bị phạt bởi thuật toán Panda. Vì vậy, bạn hãy sử dụng Screaming Frog SEO Spider và Google Search Console để kiểm tra trùng lặp cấp meta và sử dụng Siteliner để kiểm tra trùng lặp cấp trang để loại bỏ nội dung trùng lặp hoặc tái cấu trúc trang web để tránh việc Google phát hiện và bị phạt.
Link độc hại
Không phải link nào cũng giúp bạn xếp hạng. Nếu Google đưa ra đánh giá link nào đó đang gian lận thứ hạng tìm kiếm thì nghĩa là nó đang vi phạm Webmaster Guidelines. Để kiểm tra hạn hãy sử dụng công cụ Backlink Audit của SEMrush để có thể truy tìm và xử lý các link độc hại này.
SEO Audit là cần thiết! Nhưng khi tiến hành nó, bạn cũng cần tuân thủ một vài nguyên tắc nhất định để tránh tình trạng lãng phí thời gian mà không thu lại được kết quả gì.
SEOer cần lưu ý gì khi thực hiện audit website?
Những điều SEOer cần lưu ý khi làm SEO Audit
Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất là bạn cần triển khai SEO Audit một cách toàn diện bao gồm cả thành phần cấu trúc và nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hiển thị SEO của website.
Các đề xuất Audit phải được truyền tải một cách chính xác, dễ hiểu và dễ thực hiện. Bởi nếu có sự cố nào đó không được hiển thị trong kết quả thì bạn sẽ dễ đi chệch hướng và đưa ra những điều chỉnh không đúng đắn.
Quá trình SEO cần có thời gian và sự chuẩn bị chu đáo về các giải pháp để cải thiện tình hình thứ hàn và cả doanh thu.
Cuối cùng là bạn phải thiết lập được những kế hoạch khả thi, vạch rõ lộ trình rõ ràng để nhanh chóng xử lý các sự cố. Khi thực hiện SEO Audit, mục đích tối quan trọng nhất vẫn là phát hiện những lỗi mà website của bạn đang gặp phải và sau đó đưa ra phương án giải quyết hợp lý.
Những điều SEOer không nên khi thực hiện SEO Audit
Bạn không nên thực hiện SEO Audit một cách vội vàng và qua loa bởi nó sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn. Vì vậy hãy dành nhiều thời gian, nghiên cứu và xác định từng khía cạnh đang ảnh hưởng xấu đến website của bạn. Thông thường, thời gian để thực hiện việc này có thể rơi vào khoảng từ 2 – 6 tuần, tùy theo quy mô của website.
Sau khi đã nghiên cứu và xác định được vấn đề, thì người thực hiện SEO Audit phải đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề tốt nhất. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bạn cần tham khảo ý kiến của chủ sở hữu website bằng cách gửi cho họ một báo cáo thật chi tiết và cụ thể,
Đặc biệt, SEOer cần tránh tuyệt đối tình trạng áp dụng chuẩn SEO Audit rập khuôn cho mọi website. Bởi mỗi website cần có những yếu tố riêng để thành công. Bạn cần dự vào quy mô, mục đích, lĩnh vực của từng website để căn chỉnh quy trình Audit phù hợp nhất, tránh lãng phí thời gian, nguồn lực và tiền bạc.
Check SEO Audit Website
Như bạn cũng đã biết thì mỗi website sẽ có một quy trình khác nhau, một chuẩn SEO Audit riêng biệt. Vì vậy, để SEO Audit tốt nhất bạn cần dựa trên những đặc điểm riêng của từng website mà xây dựng các bước Check SEO Audit Website phù hợp nhất. Nhưng dù là website lớn hay nhỏ, bạn cũng không thể bỏ qua được các yếu tố kỹ thuật cơ bản của SEO trong quá trình SEO Audit như: sơ đồ website, các lỗi của máy chủ và siêu dữ liệu.
Ở cấp độ kỹ thuật cao hơn, khi triển khai SEO Audit thì cần phải xem xét về khả năng truy cập, khả năng index và tối ưu hóa.
9 công cụ hỗ trợ SEO Audit website hiệu quả SEOer cần biết
Dưới đây là danh sách các công cụ hỗ trợ SEO Audit website mà nhiều SEOer không thể bỏ qua:
- Google Analytics
- Google Search Console
- Google PageSpeed Insights
- Google’s Structured Data Testing Tool
- Ahrefs
- Copyscape
- SERP Simulator
- Web Page Word Counter
- Screaming Frog
Kết quả sau khi thực hiện SEO Audit
Quá trình SEO Audit luôn cần thời gian, thống thường sẽ mất từ 2 đến 6 tuần để hoàn thành, tùy vào quy mô của webiste. Trong thời gian thực hiện bạn cần tiến hàng phân tích và phát hiện ra các lỗi gây ảnh hưởng đến sự hiển thị của website trên các công cụ tìm kiếm.
Ngoài ra, thì khoảng 1 đến 2 tuần, bạn cần thực hiện báo cáo tiến độ để biết được mình đã hoàn thành được những gì và xem xét những vấn đề cần thực hiện tiếp theo.
Trong mỗi một lần Audit website, bạn sẽ phát hiện ra một vài vấn đề đang gặp phải trên webiste. Và mỗi khi phát hiện chúng, bạn cần phải lập tức xử lý ngay, để có thể dễ dàng tìm kiếm và phát hiện những lỗi khác khi tiếp tục quá trình SEO Audit.
Sau khi phát hiện các vấn đề, bạn cần phải lập báo cáo và trình bày tất cả các vấn đề bạn đã phát hiện được và các đề xuất khắc phục cho chủ sở hữu website từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện nhất cho website. Điều này cũng sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về tình hình website hiện tại. Đồng thời, khả năng hiển thị và đạt thứ hạng cao trên top Google cho website của bạn sẽ sớm xảy ra.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết và cụ thể các bước Audit website thân thiện với người dùng và các công cụ tìm kiếm, giúp bạn dễ dàng đạt thứ hạng cao trên google trong thời gian ngắn. Hi vọng sẽ giúp bạn có kết quả cao nhất trong quá trình làm SEO. Hãy liên hệ với Miliseo nếu bạn cần hỗ trợ hoặc cần công ty dịch vụ SEO Đà Nẵng nhé.
>>> Xem thêm các bài viết của Miliseo về kiến thức SEO:
nên thuê agency seo hay tự xây đội ngũ