Để website được tối ưu hóa , nâng tầm thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm và thu hút được lượng truy cập khổng lồ thì một phần bí quyết quan trọng là do SEO kỹ thuật hay còn gọi là Technical SEO. Vậy Technical SEO là gì? Nó có vai trò, tầm quan trọng như thế nào đối với quá trình SEO website? Làm sao để cải thiện Technical SEO hiệu quả? Tất cả sẽ được Miliseo giải đáp ở trong bài viết sau. Hãy cùng Miliseo tìm hiểu ngay bạn nhé!
Tìm hiểu về Technical SEO
Technical SEO là quá trình tối ưu hóa các yếu tố kỹ thuật trên trang web cho giai đoạn thu nhập dữ liệu và lập chỉ mục, cải thiện thứ hạng từ khóa cho website trên các công cụ tìm kiếm như: Google, Bing,.…
Và đúng như tên gọi, Technical SEO chỉ tập trung chính vào việc tối ưu hóa các yếu tố về kỹ thuật của website như: cấu trúc website, tốc độ tải trang, khả năng tương thích với các thiết bị di động,… qua đó làm tăng khả năng hiển thị của website trên các công cụ tìm kiếm, cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng lượng truy cập và chuyển đổi tự nhiên trên trang web mà không cần tốn bất kỳ một chi phí nào.
Technical SEO quan trọng như thế nào đối với trang web
Công cụ tìm kiếm luôn điều hướng người dùng đến những nội dung chất lượng và hữu ích đến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Tuy nhiên nếu không tối ưu hóa tốt các yếu tố kỹ thuật cho trang web thì các Bot của Google sẽ rất khó khăn trong việc tìm và lập chỉ mục cho website của bạn. Vì vậy, Technical SEO là yếu tố vô cùng quan trọng đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tìm kiếm hiểu và xếp hạng cho website của bạn. Dưới đây là một số những lợi ích giải thích lý do tại sao technical SEO quan trọng:
Cải thiện tốc độ load cho website: Website dù có nội dung hay đến đâu nhưng nếu tốc độ tải trang quá lâu thì sẽ không được google đánh giá cao. Điều này cũng gây ra sự khó chịu cho người dùng, dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao, gây ra những hậu quả nghiêm trọng là làm giảm lượng khách hàng truy cập tự nhiên và giảm tỷ lệ chuyển đổi.
Điều hướng hiệu quả cho các công cụ tìm kiếm: Sử dụng sơ đồ XML để hỗ trợ công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu và lập chỉ mục website sẽ giúp cho trang web của bạn dễ dàng hiển thị trên các kết quả tìm kiếm.
Tăng cường bảo mật cho trang web: Bạn có để ý và thấy rằng có một số URL thường bắt đầu bằng https:// còn một số khách lại bắt đầu bằng http://. Nếu URL nào được bắt đầu bằng https:// thì trang web đó đã sử dụng chứng chỉ SSL – một chứng chỉ có tác dụng tạo liên kết an toàn giữa trình duyệt và máy chủ web.
Và google luôn ưu tiên hiển thị các website có chứng chỉ SSL bởi khả năng bảo mật cao hơn. Do đó khi tối ưu Technical SEO, hãy quan tâm đến bảo mật về thông tin và dữ liệu của website.
Tăng khả năng tương thích với các thiết bị: Hiện nay, thiết bị truy cập web ngày càng đa dạng, không chỉ có PC, laptop mà còn có cả các thiết bị di động, smartwatch, tablet,… Vì vậy, website cần được tối ưu phần kỹ thuật tương thích trên nhiều loại thiết bị để mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt hơn.
Tăng traffic tự nhiên: Tối ưu hóa kỹ thuật về mặt kỹ thuật giúp website được đánh giá và xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm, đồng thời google cũng ưu tiên khi tối ưu từ khóa, bài viết và nhiều nội dung khác góp phần tăng traffic tự nhiên cho website.
Nên triển khai Technical SEO khi nào
Trong quá trình SEO, thì việc triển khai technical SEO là công việc vô cùng quan trọng, cần được ưu tiên trong các trường hợp cụ thể như sau:
- Khi website vừa được thiết kế xong, cần tối ưu các yếu tố kỹ thuật SEO
- Khi website có những dấu hiệu bất thường như: URL bị mất index, lượt truy cập tự nhiên giảm, thứ hạng từ khóa tụt không rõ lý do,…
- Khi bạn có ý định thực hiện SEO Audit tổng thể cho toàn bộ trang web.
Những yếu tố thuộc Technical SEO cần cải thiện
Có một số thành phần cốt lõi thuộc Technical SEO cân được ưu tiên cải thiện hoặc đưa vào website bao gồm:
- Cải thiện tốc độ tải trang web
- Cấu trúc website
- Điều hướng của website
- Tìm kiếm và xóa Duplicate content/Thin content
- Kiểm tra khả năng tối ưu và tương thích trên thiết bị di động.
- Tối ưu hình ảnh, alt text
- Chuyển hướng 301.
- Khắc phục lỗi các trang 404
- Kiểm tra chuyển hướng 302 tạm thời
- Robots.txt
- Triển khai hreflang cho website quốc tế
Hướng dẫn chi tiết cách cải thiện Technical SEO từ A->Z
Tên miền và các thuộc tính tên miền
Tối ưu tên miền và các thuộc tính tên miền dù khá đơn giản nhưng lại ít được quan tâm nên nhiều khi nó ảnh hưởng và gây hại nghiêm trọng đến website của bạn.
Ví dụ: Có 2 tên miền https://www.dichvuseodanang.vn hoặc https:// dichvuseodanang.vn. Hình thức của 2 tên miền này có sự khác nhau nằm ở chỗ 1 tên miền thì có thêm thuộc tính www còn tên miền còn lại thì không. Điều này có thể là do sở thích tuy nhiên bạn cần tối ưu kỹ thuật SEO chuyển hướng 301 để đưa về một định dạng nhất quán.
Hãy nhớ, nếu chúng ta không tối ưu kỹ tên miền và các thuộc tính tên miền. Thuật toán của Google sẽ không xác định được tên miền chính xác và chia nội dung của bạn thành 2 đường dẫn khác nhau, dẫn đến trùng lặp nội dung. Nếu gặp phải trường hợp này, website của bạn sẽ bị Google Panda vào cuộc và xử lý.
Robot.txt
Khi Google thu thập dữ liệu trên trang web của bạn, sẽ có một số file ảnh và nguồn cụ thể không nên được hiển thị. Lúc này, các tệp Robots.txt đóng vai trò quyết định liệu các Bot có được phép thu thập dữ liệu hay không.
Để tối ưu hóa SEO kỹ thuật trong tệp Robots.txt, bạn cần đảm bảo rằng nó giới hạn hoặc cho phép mức độ thu thập dữ liệu một cách chính xác. Sử dụng ngôn ngữ chuyên môn trong tệp Robots.txt giúp bạn điều chỉnh quyền hạn của Bots trên website, ngăn chặn hoặc cho phép quá trình thu thập dữ liệu theo mong muốn của bạn. Điều này giúp bạn bảo vệ các thông tin nhạy cảm, đồng thời duy trì sự kiểm soát của Bot đối với quá trình truy cập website.
Xây dựng cấu trúc URL nhất quán
Tối ưu hóa cấu trúc URL không chỉ góp phần tạo ra trải nghiệm vô cùng thuận tiện cho người dùng mà còn gia tăng cơ hội nhận diện của website trên các công cụ tìm kiếm.
Khi tối ưu cấu trúc URL, bạn cần lưu ý một số quy tắc sau:
- Chỉ sử dụng các chữ cái thường và không có dấu.
- Giữa các từ phải cách nhau bằng dấu gạch ngang “-”.
- Nên sử dụng URL ngắn gọn, nổi bật từ khóa chính và đặc biệt không nên nhồi nhét từ khóa.
- Tuyệt đối, URL nên tránh sử dụng các ký hiệu đặc biệt như: “#, &,…” và ngày tháng.
Ngoài những quy tắc trên, khi tối ưu URL bạn nên lồng ghép thêm nội dung vào các đường dẫn một cách hợp lý để tối ưu trang web. Việc này giúp người dùng có thể hiểu họ đang xem nội dung ở phần nào, danh mục nào trên website. Đồng thời cũng giúp cho các công cụ tìm kiếm dễ dàng nắm được các chỉ mục và xếp hạng cho nội dung của bạn một cách phù hợp hơn.
Xây dựng cấu trúc website
Để triển khai thành công Technical SEO thì có một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua đó là điều hướng và thiết lập cấu trúc của website. Một cấu trúc website tốt sẽ các sitelink sẽ dễ dàng xuất hiện và có thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm. Và đó chính là lợi thế cực kỳ lớn cho bất kỳ website nào.
Và để xây dựng cấu trúc website bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Xây dựng cấu trúc phân cấp hợp lý: Ngoài danh mục chính thì nên có thêm các chuyên mục con để có thể xây dựng nội dung hợp lý cho website.
- Tạo cấu trúc URL cho website và điều hướng phân cấp theo từng phân mục
- Sử dụng HTML/CSS để tạo menu và điều hướng. Lưu ý, không nên sử dụng các loại code không tương thích với Google.
- Tạo cây phân cấp nhưng không quá 3 mức để giữ cho cấu trúc của website đơn giản và không quá phức tạp. Điều này giúp người dùng và các bot Google có thể dễ dàng di chuyển đến các trang cần thiết một cách nhanh chóng
- Xây dựng liên kết nội bộ để tăng sức mạnh Pagerank và kết nối các trang trên website với nhau chặt chẽ, hợp lý.
Sử dụng thẻ Canonical
Thẻ Canonical hay còn được biết đến với tên gọi khác là “rel=canonical”. Đây là phương tiện có tác dụng hợp nhất các URL tương đồng nhau thay vì xuất hiện nhiều kết quả tương tự nhau trên các đường dẫn khác nhau.
Việc áp dụng thẻ Canonical trong Technical SEO mang lại hiệu quả thiết thực, giúp ngăn chặn các URL trùng lặp, tránh tình trạng các bot của Google phải tốn thời gian để thu thập dữ liệu từ các URL có nội dung trùng lặp.
Fix trang 404
Khi người dùng truy cập vào một URL trên website mà URL đó không còn tồn tại thì nó sẽ xuất hiện lỗi 404. Nguyên nhân có thể là do trang đó đã bị xóa, do thay đổi URL hoặc do nhận sai URL trong trình duyệt.
Vì vậy để cải thiện trải nghiệm người dùng thì bắt buộc người làm SEO phải tối ưu hóa các trang 404. Dưới đây là một số tiêu chí để tối ưu lỗi trang 404:
- Đảm bảo cấu trúc menu, header và footer trang 404 giống với tiêu chuẩn của trang web
- Đưa ra các lựa chọn thay thế hoặc đề xuất người dùng chuyển hướng hoặc có thể tìm kiếm thông tin khác.
- Tạo các liên kết điều hướng người dùng về trang chủ hoặc hướng đến các trang quan trọng khác để giúp họ tiếp tục truy cập website.
- Sử dụng các từ ngữ thân thiện để báo lỗi với người dùng và hướng dẫn họ các bước tiếp theo để truy cập một cách dễ hiểu và thuận tiện.
Việc tối ưu lỗi trang 404 là kế hoạch nằm trong technical SEO giúp giảm tỷ lệ thất thoát người dùng, mang đến trải nghiệm tốt hơn và duy trì tính nhất quán trong giao diện cho người dùng.
Khắc phục chuyển hướng 301
Chuyển hướng 301 là quá trình điều hướng người dùng truy cập đến một URL mới hoặc một trang web mới hoàn toàn. Đối với chiến lược SEO Technical và quản lý website thì việc khắc phục chuyển hướng 301 là vô cùng quan trọng. SEOer cần thực hiện chuyển hướng 301 khi xảy ra các trường hợp sau:
- Trang cũ gặp lỗi hoặc sự cố không thể khắc phục
- Trang cũ đã được chuyển sang 1 trang mới hoặc 1 URL mới
- Khi domain của website đó được chuyển đổi.
- Khi một trang bị xóa.
Chuyển hướng 301 nếu không được thực hiện một cách chính xác sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của SEO website và trải nghiệm người dùng.
Để thiết lập chuyển hướng 301 cho website, hãy thực hiện theo các bước như sau:
- Sửa trực tiếp trên mã nguồn bằng cách: Truy cập vào mã nguồn website và tìm đến tệp .htaccess trong thư mục gốc sau đó hiện chỉnh sửa trong đó.
- Đối với người dùng WordPress, có thể sử dụng plugin: Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần cài đặt plugin ‘Redirection” và sau đó thực hiện chuyển hướng 301 trong phần cài đặt.
Sử dụng SSL
SSL (Secure Sockets Layer) là chứng chỉ tạo ra một kết nối được mã hóa giữa trình duyệt và máy chủ web, đảm bảo các dữ liệu truyền tải giữa chúng không bị chiếm đoạt. Đặc biệt, google cũng ưu tiên xếp hạng các trang web sử dụng SSL để bảo vệ thông tin người dùng.
Vì vậy để đảm bảo an toàn cho trang web cũng như đáp ứng yêu cầu của Google, website của bạn nên cài đặt chứng chỉ SSL.
Để kiểm tra website đã sử dụng SSL hay chưa bạn có thể kiểm tra bằng URL. Nếu đường link được bắt đầu bằng “https://” thay vì http:// thì trang web đó đã sử dụng SSL.
Đảm bảo tối ưu cho thiết bị di động
Website có thân thiện với mọi thiết bị bao gồm: thiết bị di động, máy tính bảng, máy tính để bàn, table,… là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược SEO. Bởi hiện nay, Google ưu tiên lập chỉ mục nội dung và thu thập thông tin website từ đánh giá của người dùng di động. Vì vậy, nếu website không đảm bảo tối ưu thân thiện với các thiết bị di động thì khả năng được xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm sẽ thấp hơn. Đặc biệt là việc giữa chân khách hàng ở lại website trải nghiệm cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định.
Tốc độ trang web
Khi thực hiện Technical SEO, một yếu tố rất quan trọng cần quan tâm là cải thiện tốc độ load trang. Một trang web có tốc độ load nhanh không chỉ mang đến cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời mà còn có tác động đến xếp hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.
Để biết tốc độ tải trang, bạn có thể truy cập vào công cụ Google PageSpeed Insights và nhập URB trang web để kiểm tra và so sánh với website khác.
Và để cải thiện tốc độ website, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Nâng cấp máy chủ.
- Tối ưu hóa video và hình ảnh
- Nén các tệp tài nguyên.
- Hạn chế cài đặt và sử dụng nhiều plugin.
- Sử dụng cache.
- Thu gọn tệp CSS và JS
- Tối ưu HTML.
- Đồng bộ tải javascript.
Tìm kiếm và tối ưu Thin content / Xóa bỏ Duplicate content
Duplicate content (hay Nội dung trùng lặp) là nội dung giống nhau cùng xuất hiện trên một website hoặc trên website khác.
Sự trùng lặp về nội dung không những tạo ra sự nhầm lẫn cho người đọc mà còn làm ảnh hưởng đến quá trình đánh giá của các công cụ tìm kiếm về tính độc đáo của trang web. Vì vậy, các quản trị viên web hãy khắc phục sớm vấn đề này
Còn thin content là những bài viết có nội dung ngắn, không đa dạng và chuyên sâu.
Để kiểm tra và xử lý trùng lặp nội dung và thin content, bạn có thể sử dụng một số công cụ phổ biến sau:
- Raven Tools: Đây là công cụ cung cấp thông tin về các trang chứa Thin content hoặc duplicate content cần được cập nhật.
- Audit Website: Công cụ này sẽ kiểm tra chất lượng nội dung, đồng thời đưa ra các cảnh báo về sự tồn tại của thin content/ duplicate content trên website.
- Copyscape: Công cụ này có thể phát hiện và thông báo những nội dung trùng lặp giữa website của bạn với các website khác. Chỉ cần tải URL cần xác định lên thì những nội dung trùng lặp với các trang khác sẽ xuất hiện.
Tạo sơ đồ trang web XML
Sơ đồ trang web XML như là một bản đồ điều hướng giúp search engine bots thu thập dữ liệu và tìm đến website của bạn. Đặc biệt là ưu tiên các trang chứa thông tin quan trọng về sản phẩm, dịch vụ.
Để tạo sơ đồ cho website rất đơn giản. Đối với website WordPress bạn cài đặt và sử dụng plugin Yoast SEO hay Rank Math SEO thì sơ đồ trang web XML sẽ được tạo tự động. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng công cụ Screaming Frog để tạo sitemap XML.
Khi trang web có sự thay đổi, sơ đồ sitemap XML ngay lập tức sẽ cung cấp thông tin cho công cụ tìm kiếm, giúp cập nhật lập chỉ mục một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Xem xét kích hoạt AMP
AMP (Accelerated Mobile Pages) là việc Google tập trung vào tối ưu hóa tốc độ load trang trên thiết bị di động, thông qua sử dụng mã nguồn AMP HTML.
Trong chiến lược triển khai Technical SEO thì việc xem xét và kích hoạt AMP là một trong những khía cạnh quan trọng, đặc biệt là với các trang web được thiết kế tối ưu trên thiết bị di động.
Ưu điểm nổi bật có thể kể đến của APM cụ thể như sau:
Trang web được tối ưu hóa tuyệt đối trên thiết bị di động nên việc tải trang cực kỳ nhanh chóng.
APM giúp giảm loại bỏ các yếu tố không cần thiết như: comment, hình ảnh, video, script, biểu mẫu, tập trung vào văn bản,… nên có thể giảm thiểu dung lượng tối đa.
Do tối ưu tốc độ tải trang nhanh, phiên bản AMP thường thu hút người đọc truy cập và khuyến khích họ ở lại lâu hơn trên trang, đồng thời gia tăng cơ hội chia sẻ nội dung.
Thời gian người dùng ở lại trang tăng, cơ hội chia sẻ tăng có thể tăng số lượng backlink cho trang, điều này rất tốt cho SEO.
Thêm Structured data markup
Structured Data Markup (Đánh Dấu Dữ Liệu Có Cấu Trúc) là mã nguồn được thêm vào website để hỗ trợ công cụ tìm kiếm và hiểu rõ hơn về nội dung của trang. Dữ liệu có cấu trúc giúp sẽ giúp các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục nhanh hơn, hiệu quả hơn, từ đó cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp và chính xác hơn cho người dùng.
Lợi ích lớn nhất của việc sử dụng dữ liệu có cấu trúc là khả năng bổ sung Rich Snippets trong kết quả tìm kiếm. Như vậy có nghĩa là bạn có thể thêm các trường thông tin về: giá sản phẩm, xếp hạng sao cho đánh giá hoặc các thông tin đánh giá khác,… thông qua dữ liệu có cấu trúc.
Những Rich Snippets ngoài khả năng mang đến kết quả tìm kiếm hấp dẫn thì còn cung cấp thông tin nhanh chóng, tức thì cho người tìm kiếm.
Đăng ký website với GSC và Bing Webmaster Tools
Google Search Console và Bing Webmaster Tools là 2 công cụ được Google và Microsoft cung cấp miễn phí để kết nối trang web của bạn với các công cụ tìm kiếm hàng đầu giúp trang web của bạn được lập chỉ mục nhanh chóng. Hai công cụ này còn là nơi để kiểm tra hiệu suất của website hiệu quả. Ngoài ra, GSC và Bing Webmaster Tools cũng là công cụ quý giá để người quản trị web quản lý backlink, theo dõi các chỉ số quan trọng khác và từ chối liên kết spam.
Với những chia sẻ trên, Dịch vụ SEO Đà Nẵng – Miliseo hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích về Technical SEO. Hãy bắt đầu áp dụng các kỹ thuật Technical SEO ngay hôm nay để website của bạn có thể gặt hái được nhiều thành công hơn!
Xem thêm các bài viết của Miliseo về kiến thức SEO: