Thẻ Meta Description đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bài viết tiếp cận đến với khách hàng mục tiêu. Nhiều người cho rằng một bài chuẩn SEO thì chỉ cần nội dung bài viết phong phú và hữu ích là đủ. Tuy nhiên, thực tế thì không phải vậy. Thẻ Meta Description chính là “chìa khóa” quyết định việc người xem có click vào trang của bạn hay không. Vậy Thẻ Meta Description là gì? Hãy cùng MiliSEO khám phá cách viết thẻ mô tả meta để đưa bài viết của bạn lên top 1 Google ngay hôm nay!
Tìm hiểu về thẻ Meta là gì
Trước khi tìm hiểu rõ về Meta Description thì bạn nên tìm hiểu qua thẻ Meta là gì?. Thẻ meta còn gọi là meta tag, là một đoạn mô tả nội dung được đặt trong phần đầu của trang HTML để cung cấp thông tin về trang web cho công cụ tìm kiếm. Những thông tin này thường bao gồm tiêu đề, từ khóa chính, tóm tắt nội dung, từ ngữ chính được sử dụng. Thẻ meta không cung cấp thông tin trực tiếp đến người dùng, nhưng giúp các công cụ tìm kiếm như Google hiểu nội dung của trang.
Có nhiều loại thẻ meta với mục đích và công dụng khác nhau. Dưới đây là một số loại thẻ meta quan trọng mà MiliSEO muốn giới thiệu đến bạn:
- Thẻ title: Đây là tiêu đề của trang web, cho biết chủ đề của trang muốn nói về vấn đề gì.
- Thẻ meta description: Thẻ này nêu tóm tắt nội dung của trang web, bài viết
- Thẻ meta content-type: Xác định kiểu nội dung và kiểu mã hóa ký tự của trang web
- Thẻ meta viewport: Điều chỉnh cách trang web hiển thị trên các thiết bị di động.
- Social meta: Cung cấp thông tin cho các nền tảng mạng xã hội.
- Meta robot: Hướng dẫn cho các công cụ tìm kiếm cách lập chỉ mục hoặc liên kết đến trang
- Meta language: Xác định ngôn ngữ chính của trang.
- Meta geo: Xác định vị trí địa lý của trang.
Mỗi loại thẻ meta thì đều có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Meta Description là gì?
Thẻ Meta Description, hay còn gọi là thẻ mô tả meta, là một thẻ HTML dùng để mô tả tóm tắt nội dung và chất lượng của một trang web được đặt trong phần đầu của trang. Thẻ Meta Description mô tả ngắn gọn nội dung bài viết, từ đó công cụ tìm kiếm và người đọc có thể hiểu rõ hơn được về chủ đề trang web.
Thẻ Meta Description thường chứa từ 150-160 ký tự. Cách viết Meta Description thông thường là mô tả ngắn gọn trang web. Với thẻ Meta Description thường được bổ sung những từ khóa liên quan đến nội dung của trang.
Tầm quan trọng của thẻ Meta Description
Thẻ Meta Description có vai trò quan trọng trong SEO và thu hút khách hàng đến trang web của bạn. Dưới đây là một số lợi ích chính của thẻ Meta Description mà MiliSEO muốn giới thiệu đến bạn:
Giúp công cụ tìm kiếm hiểu tổng quan về trang web, bài viết: Thẻ Meta Description giúp các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc hiểu rõ hơn về nội dung của trang web, từ đó giúp xếp hạng trang web trên kết quả tìm kiếm.
Thu hút người dùng truy cập vào website: Một Meta Description chất lượng và hấp dẫn có thể giúp tăng tỷ lệ click vào website khi thực hiện tìm kiếm, giúp người dùng hiểu rõ về nội dung của trang web trước khi thực hiện bấm vào xem
Tăng tỷ lệ nhấp chuột trên cả Google và trang mạng xã hội: Một Meta Description tốt sẽ giúp tăng tỷ lệ nhấp vào trang web từ kết quả tìm kiếm và tăng khả năng xếp hạng trang web trên công cụ tìm kiếm
Tối ưu trải nghiệm người dùng: Thẻ Meta Description giúp người dùng nhanh chóng nắm được nội dung mà họ sắp truy cập, từ đó quyết định có nhấp vào liên kết của bạn trên Google hay không.
Vì vậy, việc tối ưu hóa thẻ Meta Description là một phần quan trọng trong chiến lược SEO của bạn.
Cách viết Meta Description chuẩn Seo
Xuất hiện từ khóa
Từ khóa chính là yếu tố quan trọng trong viết Meta Description chuẩn SEO. Bạn nên đảm bảo các từ khóa quan trọng sẽ hiển thị trong phần mô tả meta. Thông thường thì các công cụ tìm kiếm sẽ in đậm những từ khóa chính trong thẻ mô tả meta của bạn.
Ví dụ như khi bạn tìm kiếm từ khóa “Bánh trung thu”
Viết Meta Description dễ đọc
Việc viết thẻ mô tả meta chuẩn SEO là một yếu tố quan trọng. Tránh việc nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào thẻ mô tả meta, vì điều này có thể khiến người đọc cảm thấy trang web của bạn không đáng tin cậy. Thông thường, bạn nên bắt đầu thẻ mô tả meta với từ khóa và chỉ chứa 1-2 từ khóa phụ trong toàn bộ nội dung. Đảm bảo rằng mô tả của bạn được viết một cách tự nhiên, giống như do con người viết, không phải là một chuỗi từ khóa.
Độ dài đoạn mô tả meta hợp lý
Đây được xem là một yếu tố quan trọng trong cách viết Meta Description chuẩn SEO. Một mô tả meta tốt nên có độ dài từ 155 đến 160 ký tự, . Tuy nhiên, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh độ dài của thẻ mô tả meta trong khoảng từ 120 đến 158 ký tự để thể hiện nội dung bạn muốn truyền đạt.
Không được trùng lặp nội dung mô tả Meta
Đã xóa: Mỗi bài viết trên website của bạn cần có một thẻ mô tả meta khác nhau. Google cung cấp công cụ để kiểm tra xem có thẻ mô tả meta nào bị trùng lặp trên các bài viết của bạn không. Nếu phát hiện ra bất kỳ hành vi spam hay sao chép nào, Google sẽ phạt và có thể ảnh hưởng đến SEO của trang web hoặc toàn bộ website của bạn.
Nội dung mô tả đúng với trang chủ đề
Chủ đề bài Content SEO của bạn đang muốn hướng đến là gì? Bạn hãy bám sát vào nội dung để viết Meta Description hay nhất. Điều này không chỉ mang đến những trải nghiệm người dùng tốt mà tạo được sự uy tín của trang web với Google và được Google đánh giá cao.
Cách thêm Meta Description trong WordPress
Thẻ Meta Description thường thì không xuất hiện trực tiếp trên trang Web, nên bạn cần phải nhập thẻ Meta Description vào hệ thống quản lý nội dung cho toàn bộ trang website. Hôm nay MiliSEO sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm thêm thẻ Meta Description trong WordPress đến bạn:
Thêm thẻ Meta Description WordPress ở tab SEO
Khi bạn thêm thẻ Meta description vào hệ thống quản lý nội dung, hãy chú ý rằng sẽ có một phần trống dưới thanh Tab SEO để bạn nhập nội dung cho thẻ mô tả. Khi viết mô tả, hãy đảm bảo nội dung được ngắn gọn và dễ hiểu, giúp bài viết của bạn dễ dàng tiếp cận với người đọc và được Google đánh giá cao trong kết quả tìm kiếm.
Thêm thẻ Meta Description với Plugin Yoast SEO
Để thêm và chỉnh sửa nội dung thẻ Meta description trong WordPress bằng Plugin Yoast SEO, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Tạo một bài đăng mới bằng cách nhấp vào “Add New” trong Dashboard.
- Bước 2: Nhấn vào “Edit snippet” trong bảng Yoast SEO.
-
- Bước 3: Thêm nội dung vào thẻ mô tả trong trường “Meta Description”. Màu sắc dưới trường này (đỏ, cam, xanh) sẽ đánh giá độ dài của thẻ: cần cải thiện – tốt – tuyệt vời. Bạn nên tối ưu thẻ Meta Description theo chuẩn SEO để đạt màu xanh.
Đ
- Bước 4: Lưu nháp hoặc xuất bản để lưu lại thẻ Meta Description cho bài viết.
Meta Description bao nhiêu ký tự là được?
Thẻ Meta Description mới có thể mở rộng lên tới 920 pixel, cho phép chứa tối đa từ 150-160 ký tự. Trên các thiết bị di động, giới hạn pixel tối đa là khoảng 680 pixel, tương ứng với 120 ký tự.
Trên đây là những thông tin chi tiết về Meta Description là gì? Cách viết và tối ưu thẻ Meta chuẩn SEO, đây là một bài viết quan trọng mà dịch vụ SEO Đà Nẵng muốn giới thiệu đến các bạn. Nếu bạn chưa nắm vững về thẻ Meta Description và cần tư vấn về dịch vụ SEO web thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để nhận được những hỗ trợ kịp thời nhất. Miliseo chúc các bạn thành công
>>> Xem thêm các bài viết của Miliseo về kiến thức SEO: