Cách xây dựng và chăm sóc Entity hiệu quả nhất 2024

  • Entity là gì

    Entity đóng vai trò như “hồ sơ” quan trọng trong SEO, giúp Google hiểu rõ hơn về website và thông tin website cung cấp. Vậy chính xác Entity là gì và làm thế nào để xây dựng và chăm sóc Entity hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ đi sâu giải thích và chia sẻ bí kíp giúp bạn tối ưu hóa Entity trong năm 2024.

    Tìm hiểu về Entity là gì?

    Entity có thể được hiểu đơn giản như các “đối tượng” quan trọng trong nội dung trang web, bao gồm người, địa điểm, sự kiện, sản phẩm và nhiều thứ khác. Điều này giúp Google hiểu rõ và liên kết thông tin một cách chặt chẽ hơn.

    Entity là gì? Tìm hiểu về Entity cùng với Miliseo

    Entity là gì trong digital marketing?

    Trong Digital Marketing, Entity là một khái niệm quan trọng để xác định và phân tích các thực thể liên quan đến yếu tố như công ty, thương hiệu, sản phẩm hoặc cá nhân trên Internet. Các công cụ phân tích web như Google Analytics cũng tích hợp Entity vào các tính năng của mình để cung cấp thông tin chi tiết về các thực thể trên trang web.

    Entity là gì trong lĩnh vực phát triển website?

    Trong phát triển website, Entity là các thực thể được định danh rõ ràng trên website hoặc trong cơ sở dữ liệu của website. Những thực thể này, như tên riêng, địa danh, sự kiện, sản phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng tính liên kết, cũng như cải thiện SEO.

    Entity là gì trong lĩnh vực SEO?

    Trong SEO, Entity không chỉ là khái niệm trừu tượng. Nó là chìa khóa giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung trang web và đưa ra kết quả tìm kiếm chính xác hơn. Sử dụng từ khóa liên quan, định nghĩa thông qua Schema.org, xây dựng liên kết giữa các thực thể, và sử dụng câu truy vấn phức tạp là những cách áp dụng Entity một cách thông minh và hiệu quả.
    Thông qua những bước này, việc sử dụng Entity không chỉ giúp công cụ tìm kiếm “đọc” website một cách chính xác hơn mà còn là yếu tố quyết định sự xuất hiện và vị trí của bạn trên kết quả tìm kiếm.

    Vì sao Entity lại quan trọng trong SEO website?

    Entity đóng vai trò vô cùng quan trọng trong SEO website bởi 3 lý do sau:

    Về thương hiệu

    Khi bạn tối ưu hóa Entity cho trang web, đồng nghĩa với việc bạn đang xây dựng một hồ sơ mạnh mẽ cho thương hiệu của mình. Điều này giúp chứng minh sự tồn tại và uy tín của doanh nghiệp, tạo ấn tượng tích cực với Google và tăng điểm TrustRank. Điều này không chỉ giúp trang web của bạn thu hút lượng người quan tâm mà còn mở rộng cơ hội tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu.

    Về con người

    Entity không chỉ làm cho trang web trở nên rõ ràng với Google mà còn làm cho nó trở nên dễ hiểu và tin tưởng đối với người dùng. Việc định danh thực thể giúp người dùng dễ dàng xác định chủ sở hữu và mức độ chuyên môn của trang web. Từ đó tạo ra sự tin cậy và thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời tăng cường hiệu suất chuyển đổi.

    Về ngữ nghĩa

    Tối ưu hóa Entity giúp Google hiểu sâu hơn về nội dung của trang web, không chỉ qua từ khóa mà còn thông qua ngữ nghĩa và mối quan hệ giữa thông tin. Nhờ vậy mà cải thiện khả năng hiển thị của trang web trong kết quả tìm kiếm liên quan và làm tăng khả năng xuất hiện ở vị trí cao hơn.

    Entity giúp Google hiểu sâu hơn về nội dung của trang web

    Entity SEO có tác dụng gì?

    Entity SEO mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho trang web của bạn, bao gồm:

    • Nâng cao khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm: Entity giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung website, từ đó hiển thị website chính xác và đầy đủ thông tin hơn trong kết quả tìm kiếm.
    • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng: Việc sử dụng Entity giúp website dễ dàng được Google “nhận diện” và xếp hạng cho các truy vấn liên quan đến các thực thể trong nội dung. Website có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn đang tìm kiếm thông tin về các thực thể đó.
    • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Khi người dùng tìm kiếm thông tin về một thực thể nào đó, website của bạn sẽ cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và dễ hiểu hơn.

    Điều này giúp tăng thời gian lưu lại trang (dwell time) và giảm tỷ lệ thoát trang (bounce rate), cải thiện trải nghiệm người dùng.

    • Nâng cao độ tin cậy và uy tín: Việc sử dụng Entity cho thấy website của bạn cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy.
    • Tăng tốc độ tải trang: Entity giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung website, từ đó Google có thể xử lý thông tin nhanh hơn và giúp website tải nhanh hơn.
    • Tạo nền tảng vững chắc cho website phát triển lâu dài: Entity SEO là một kỹ thuật SEO tiên tiến và có thể mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho website. Việc tối ưu hóa Entity ngay từ đầu sẽ giúp website của bạn có nền tảng vững chắc để phát triển trong tương lai.
    Entity giúp tăng tốc độ tải trang web

    Google xếp hạng Entity dựa trên các yếu tố nào ?

    Khi tạo và tối ưu hóa Entity, việc hiểu rõ cách Google xếp hạng Entity dựa trên các yếu tố quan trọng sẽ giúp bạn phát triển chiến lược SEO một cách hiệu quả. Dưới đây là 4 yếu tố để Google đánh giá chất lượng Entity:

    Relatedness (Sự liên quan)

    Sự liên quan đo lường mức độ kết nối giữa các thực thể. Google sẽ xem xét mạng lưới thực thể để hiểu rõ mối quan hệ giữa chúng thông qua các thuộc tính và kết nối có sẵn.
    Ví dụ: Nếu bạn tìm kiếm về “Leonardo DiCaprio,” Google sẽ xác định sự liên quan với các thực thể như “Titanic,” “Hollywood,” và “Oscar” thông qua mối quan hệ về nghề nghiệp, giải thưởng, và dự án nổi tiếng.

    Google xếp hạng Entity dựa trên sự liên quan

    Contribution (Sự đóng góp)

    Google đánh giá sự đóng góp của một thực thể dựa trên tín hiệu từ hoạt động trực tuyến. Điều này có thể bao gồm chia sẻ kiến thức, tương tác trong cộng đồng, hoặc các hoạt động khác trên mạng.
    Nếu một chuyên gia SEO thường xuyên chia sẻ kiến thức trên blog, diễn đàn, và tham gia các sự kiện ngành, Google có thể đánh giá đóng góp của họ và tăng cường độ uy tín.

    Famous (Mức độ nổi tiếng)

    Mức độ nổi tiếng thể hiện mức độ phổ biến và được biết đến của Entity. Google sử dụng các yếu tố như liên kết, bài đánh giá, lượt đề cập và mức độ liên quan để đánh giá mức độ nổi tiếng.

    Prizes (Những giải thưởng)

    Đây là yếu tố đánh giá mức độ thành công và uy tín của Entity dựa trên các giải thưởng mà Entity đã nhận được. Google sử dụng số liệu chính xác về các giải thưởng liên quan đến Entity để đánh giá.
    Quy trình xếp hạng Entity của Google:

    1. Xác định mức độ liên quan của các Entity
    2. Xác định sự chú ý của người dùng đối với các Entity và gán giá trị cho mỗi Entity
    3. Xác định mức độ đóng góp
    4. Xác định các giải thưởng
    5. Áp dụng trọng số dựa trên loại truy vấn
    6. Tạo dữ liệu dựa trên các yếu tố xếp hạng và hiển thị kết quả trên SERP (Search Engine Result Page)

    Thế nào là Entity Building? Phương pháp này bao gồm những công việc gì?

    Entity Building là phương pháp tối ưu hóa website bằng cách xây dựng và củng cố các Entity (thực thể) liên quan đến nội dung website. Hãy tưởng tượng Entity như những viên gạch xây dựng nên bức tranh tổng thể về website của bạn.
    Khi bạn xây dựng và củng cố các Entity một cách hiệu quả, Google sẽ dễ dàng nhận diện và đánh giá website của bạn một cách chính xác, giúp website của bạn có vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
    Phương pháp Entity Building bao gồm nhiều công việc, được chia thành hai hạng mục chính: Entity Onsite (tối ưu hóa trên trang web) và Entity Offsite (tối ưu hóa ngoài trang web).

    Tối ưu Entity trên Website

    • Tạo trang giới thiệu về đội ngũ: Giới thiệu chi tiết về các thành viên trong đội ngũ, thể hiện năng lực và sứ mệnh của doanh nghiệp.
    • Tạo trang giới thiệu về doanh nghiệp: Truyền tải thông điệp, giá trị cốt lõi, lịch sử hình thành, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.
    • Tạo trang chính sách: Đảm bảo cung cấp thông tin về các quy định và điều khoản sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm.
    • Khai báo Schema cho các Entity của doanh nghiệp: Giúp Google hiểu rõ hơn về các thông tin quan trọng như địa chỉ, logo, tên công ty,…
    • Đăng ký DMCA (Digital Millennium Copyright Act) để bảo vệ nội dung và thông tin sở hữu trí tuệ trên website.
    • Bố cục trình bày Footer phải được sắp xếp Footer khoa học, chứa các thông tin liên hệ, chính sách, sitemap,…

    Tối ưu Entity ngoài Website

    Đã xóa:

    • Tạo tài khoản hồ sơ doanh nghiệp trên các Social phổ biến: Điều này giúp Google đánh giá uy tín và tính tương tác của doanh nghiệp.
    • Sử dụng các nền tảng của Google: Tối ưu hóa Google My Business, Google Stack để tăng vị thế trên kết quả tìm kiếm.
    • Tối ưu hồ sơ doanh nghiệp trên các trang tuyển dụng: Thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp.
    • Tối ưu hồ sơ trên trang vàng doanh nghiệp: Giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và liên hệ với doanh nghiệp.
    • Đăng ký khai báo với bộ công thương: Tăng tính chính thống và uy tín của doanh nghiệp.
    Đăng ký khai báo với bộ công thương

    Hướng dẫn index link Entity nhanh nhất

    Để đảm bảo sự hiệu quả của chiến lược SEO, việc index link Entity một cách nhanh chóng là quan trọng. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để đạt được tỷ lệ index cao và hiệu quả:

    Sử dụng website có cài Google News hoặc web 2.0

    Một trong những cách hiệu quả để index link Entity là sử dụng các trang web vệ tinh hoặc web 2.0. Nếu bạn có trang web vệ tinh được cài đặt Google News, hãy tạo bài viết chứa các link Entity và khai báo bài viết với Google Search Console. Nếu không, bạn có thể sử dụng các nền tảng web 2.0 như Blogger, Blogspot, Google Site, Weebly để thực hiện tương tự.

    Chèn link đi Entity ở đầu hoặc cuối bài viết trên nền tảng web 2.0
    Chèn link đi Entity ở đầu hoặc cuối bài viết trên nền tảng web 2.0

    Sử dụng tool index

    Công cụ index như Sinbyte, Lar Index, Resys, MCrawler có thể giúp bạn tăng cường tỷ lệ index. Với Sinbyte, bạn đặt tên dự án index, tải lên danh sách link hoặc nhập trực tiếp, sau đó chọn số ngày cần thiết để công cụ hoàn tất quá trình index

    Cách index link Entity bằng Sinbyte

    Chạy quảng cáo Google Adwords

    Chạy quảng cáo Google AdWords có thể là phương pháp hiệu quả để đảm bảo việc index link Entity diễn ra nhanh chóng. Bạn sử dụng URL của bài viết chứa link Entity và chạy quảng cáo để tăng lượng traffic đổ vào URL đó. Đối với kết quả tốt nhất, bạn nên đảm bảo traffic từ chiến dịch quảng cáo đạt từ 50,000 trở lên.
    Tuy nhiên, cách này khá tốn kém nên bạn chỉ cần tập trung vào sử dụng một trong hai cách đầu tiên để đảm bảo quá trình index nhanh chóng.

    Lưu ý quan trọng khi xây dựng và chăm sóc Social Entity

    Để việc xây dựng Entity hiệu quả hơn, cần lưu ý những điều sau:

    • Chèn từ khóa thương hiệu, từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và thực thể SEO vào phần mô tả và giới thiệu của các kênh Social và Blog 2.0.
    • Sử dụng đa dạng Anchor Text khi đi Internal Link (liên kết nội bộ) và External Link (liên kết ngoài) để tăng hiệu quả SEO.
    • Ngoài ra, hãy liên kết các kênh Social lại với nhau thông qua External Link để tăng khả năng index cho các kênh Social khác trong cùng hệ thống.

    Bằng cách áp dụng những lưu ý trên, bạn có thể xây dựng và chăm sóc Social Entity hiệu quả, từ đó nâng cao thứ hạng website và thu hút traffic từ các kênh Social.

    Cách để tối ưu Entity cho nội dung bài viết

    Để tối ưu Entity cho nội dung bài viết, bạn cần thực hiện các bước sau:

    • Xác định Main Entity (thực thể chính): Xác định chủ đề chính của bài viết và thực thể nào đại diện cho chủ đề đó.

    Ví dụ: Bài viết về “Cách nấu phở bò” có Main Entity là “Phở bò”.

    • Cung cấp đầy đủ thông tin về Main Entity: Thêm thông tin chi tiết về Main Entity vào bài viết, bao gồm: Định nghĩa, đặc điểm, phân loại,…Sử dụng từ khóa liên quan đến Main Entity một cách tự nhiên và hợp lý.
    • Áp dụng việc đề cập những Entity liên quan xoay quanh Network của Entity đó: Xác định các Entity liên quan đến Main Entity. Sau đó đề cập đến các Entity liên quan trong bài viết và tạo liên kết nội bộ giữa các Entity.

    Ví dụ: Đối với Main Entity “Phở bò”, các Entity liên quan có thể là “bún bò Huế”, “hủ tiếu Nam Vang”, “mì Quảng”.
    Tóm lại, Entity là một yếu tố quan trọng trong SEO và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc xếp hạng website trên Google. Việc tối ưu Entity đòi hỏi sự đầu tư thời gian và công sức, nhưng lợi ích mà nó mang lại là rất lớn. Nếu bạn muốn website của mình thành công trong SEO, hãy bắt đầu tối ưu Entity cho nội dung bài viết ngay hôm nay. Truy cập ngay trang web Dịch vụ SEO Đà Nẵng – Miliseo để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới bạn nhé!
    >>> Xem thêm các bài viết của Miliseo về kiến thức SEO:

    backlink là gì

    meta description là gì

    internal link là gì

    lsi keyword là gì

    How useful was this post? post